Bộ công cụ: Dấu Ấn Thông Tin của Quý vị

Mục lục

Dấu Ấn Có Ở Khắp Mọi Nơi

Mọi người đều có một dấu ấn thông tin -- dấu vết thông tin mà quý vị để lại sau khi dùng kỹ thuật. Thí dụ, dấu ấn thông tin của quý vị có thể bao gồm các từ ngữ truy tìm mà quý vị đã dùng, địa điểm của quý vị, thông tin nhân khẩu của quý vị, và ngay cả các sở thích của quý vị. Vì các hồ sơ trên mạng thường được dự phòng và sao chép, đa số dấu ấn thông tin của quý vị có tính cách vĩnh viễn.

Việc không có các hoạt động trên mạng không nhất thiết có nghĩa là quý vị không để lại một dấu ấn thông tin. Nhiều công ty và các nhà cung cấp dịch vụ ghi lại và cất giữ thông tin của quý vị trên mạng, mặc dù các tương tác của quý vị với họ tuyệt đối ngoài mạng. Nhiều dụng cụ và kỹ thuật mà chúng tôi dùng để liên lạc với nhau bằng điện tử; điều này thường được gọi là Internet của Mọi Thứ. Các thẻ tín dụng, thẻ đi qua cầu đường bằng điện tử, các thẻ RFID, máy DVR, và các hệ thống điều khiển khí hậu trong nhà từ xa tất cả đều chia sẻ thông tin. Thí dụ, các dụng cụ có gắn RFID (các thẻ chìa khoá, giấy thông hành, cấy microchip cho thú nuôi) có các bộ phận truyền vô tuyến truyền đi ID đặc biệt của mỗi thẻ. Ngoài việc để cho quý vị vào một toà nhà (hoặc một quốc gia), thông tin này cũng có thể được dùng để theo dõi các di động của quý vị.

Mặc dù các dụng cụ không trực tiếp nối kết với Internet, các số đọc của chúng có thể sau cùng được cất trữ trong một cơ sở dữ liệu trên mạng. Các công ty nước, điện, và điện thoại tất cả đều lưu giữ hồ sơ về số lượng các dịch vụ mà quý vị dùng của họ. Trước khi quý vị dùng một dụng cụ hoặc dịch vụ, cũng nên nghĩ đến thông tin nào có thể được theo dõi, ai có thể dùng thông tin đó sau này, và cho các mục đích nào.

Có Những Gì Trong Một Dấu Ấn?

Có nhiều phần liên quan tới dấu ấn thông tin của quý vị. Rõ rệt nhất là các dữ liệu mà quý vị cố tình chia sẻ, như email, các bài đăng tải trên truyền thông xã hội, và các mẫu để điền vào. Thông tin cũng có thể được chia sẻ về quý vị. Quý vị bè có thể đăng tải về quý vị trên truyền thông xã hội, và các công ty có thể bán các dữ liệu về về hồ sơ mua sắm của quý vị. Các cơ quan chính phủ hiện đang tín số hoá nhiều hồ sơ công cộng và phổ biến các hồ sơ này rộng rãi trên mạng (thí dụ, các hồ sơ về tài sản, hồ sơ về khai sinh và tử vong, và ở một vài tiểu bang, các hồ sơ toà án). Sau cùng, đa số các hoạt động trên Internet đều được ghi lại -- hoặc theo dõi -- một cách tự động, và điện thoại hoặc máy vi tính của quý vị chia sẻ địa chỉ IP của nó (số nhận dạng độc đáo của máy vi tính) mỗi lần quý vị đến viếng một trang mạng.

Tất cả các hoạt động tín số của quý vị đều tạo ra metadata. Metadata được định nghĩa một cách rộng rãi là "dữ liệu về dữ liệu," và nó thường được dùng để tìm và sắp xếp thông tin. Thí dụ, các hình chụp bằng tín số thường có ghi thời gian mà hình được chụp. Điều này giúp cho quý vị tìm nhanh chóng các hình chụp gần đây nhất, nhưng cũng phát các thông tin về quý vị gồm cả nơi chốn tấm hình được chụp. Các nhà cung cấp dịch vụ không dây thu thập thông tin về những số điện thoại nào mà quý vị gọi, thời gian các cuộc gọi là bao lâu, và các tháp điện thoại di động nào đã bắt được các cuộc gọi này. Metadata này được dùng để gửi hoá đơn và để xác định xem có thể cần thêm các tháp mới ở đâu. Tuy nhiên, nó cũng có thể để lộ thông tin về các cuộc gọi điện thoại của quý vị, mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ tự họ không thể lắng nghe các cuộc gọi này.

Sự thu thập các dữ liệu thay đổi tuỳ theo các hoạt động của quý vị. Khi quý vị dùng một trang mạng về mua sắm, nó có thể theo dõi thời gian mà quý vị đến viếng, quý vị đã lưu lại với trang mạng này trong bao lâu, và các sản phẩm nào mà quý vị đã xem. Một số trang mạng thậm chí theo dõi việc quý vị ngưng mũi tên con chuột trên một hình ảnh hoặc một nối kết trong bao lâu (vì nó biểu lộ sự lưu tâm). Vì máy vi tính của quý vị chia sẻ địa chỉ IP của nó với trang mạng, và vì các địa chỉ IP được nối kết với vị trí địa lý, trang mạng cũng sẽ biết là quý vị truy cập vào đại khái từ đâu. Đây chỉ là một vài thí dụ về dữ liệu và metadata được theo dõi và ghi lại, còn nhiều hơn nữa.

Các Điểm Dữ Liệu Riêng Lẻ Cộng Dồn Lại

Việc gộp các dữ liệu vào với nhau (và metadata), thường đến từ các nguồn khác nhau, để phát hiện thông tin mới được gọi là suy luận. Thí dụ, một số nhà nghiên cứu của Stanford muốn tìm hiểu xem họ có thể lãnh hội được bao nhiêu từ việc phân tích metadata của điện thoại di động. Trong một trường hợp, họ đã có thể dùng một cuộc gọi điện thoại kéo dài với một thành viên trong gia đình, và các cuộc gọi tiếp theo sau tới Planned Parenthood tại địa phương của bà, với một cuộc gọi sau cùng sau đó một tháng, để suy luận ra rằng người có liên quan đã phá thai. Trong cuộc nghiên cứu đó, các suy luận được rút ra bởi con người. Các máy vi tính không nhất thiết (chưa) có tất cả các thông tin gốc để rút ra một kết luận như vậy, nhưng mặt khác chúng có thể so sánh được nhiều dữ liệu hơn qua việc dùng các kỹ thuật tinh vi một cách nhanh chóng hơn.

Giới Hạn Người Được Xem Dấu Ấn Của Quý vị

Quý vị có thể giới hạn ai được xem dấu ấn thông tin của mình bằng cách nói với nhà cung cấp dịch vụ của mình, kén chọn khi quý vị chia sẻ thông tin của mình trên mạng, và điều chỉnh các thiết đặt trên dụng cụ và ứng dụng của mình để tối ưu hoá sự riêng tư. Dấu ấn của quý vị vẫn có thể còn có nhiều, nhưng nó sẽ được giữ riêng tư nhiều hơn.

Trở lại đầu trang